Chính trị Latvia

Bài chi tiết: Chính trị Latvia

Thể chế nhà nước: Cộng hoà nghị viện.

  • Tổng thống:

Tổng thống là công dân Latvia đủ 40 tuổi trở lên, không có quốc tịch khác, không giữ các chức vụ khác, được không ít hơn 51/100 đại biểu Quốc hội bầu nhiệm kỳ bốn năm (không quá 2 nhiệm kỳ liên tục).

Tổng thống có thể bị miễn nhiệm theo đề nghị của không ít hơn 1/2 số đại biểu Quốc hội và trong bỏ phiếu kín với không ít hơn 2/3 số đại biểu. Trong trường hợp, Tổng thống đề nghị giải tán Quốc hội, mà trong trưng cầu dân ý hơn 1/2 số phiếu phản đối thì Tổng thống mặc nhiên bị phế truất.Tổng thống đại diện cho nhà nước trong quan hệ quốc tế, thực hiện các quyết định của Quốc hội về phê duyệt các điều ước quốc tế, là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền sáng kiến lập pháp.

  • Quốc hội (Saeima):

Cơ quan lập pháp của Latvia là Quốc hội 1 viện với 100 đại biểu được bầu bởi phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ bốn năm.

Quốc hội Latvia Khóa 10 được bầu ngày 2 tháng 10 năm 2010. Liên minh Thống nhất của đương kim Thủ tướng Valdis Dombrovskis (Đảng "Thời mới", Liên minh dân sự, Hội vì một chính sách khác) đứng đầu với 31.2% phiếu bầu, chiếm 33 ghế; "Trung tâm Hòa hợp" – 26%, chiếm 29 ghế; Liên minh xanh và Nông dân – 19,7%, chiếm 22 ghế; Liên minh " vì một nước Latvia tốt đẹp" và Khối "Tất cả vì Latvia "-"Tổ quốc và Tự do" đều đạt 7,6%, cùng chiếm 8 ghế.

Liên minh Thống nhất cùng với Liên minh xanh và Nông dân, với 55 đại biểu đã thành lập phái đa số cầm quyền tại Quốc hội. Lực lượng cánh tả đối lập không ủng hộ Chính phủ tại Quốc hội, với 45 đại biểu, gồm "Trung tâm Hòa hợp", Liên minh " vì một nước Latvia tốt đẹp", Khối "Tất cả vì Latvia "-"Tổ quốc và Tự do".

Chủ tịch Quốc hội do thành viên Quốc hội bầu.

Chính phủ (Nội các) do Thủ tướng bổ nhiệm và được Quốc hội thông qua, đứng đầu là Thủ tướng thực hiện các chức năng và quyền hạn của cơ quan hành pháp. Chính phủ Latvia gồm Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ và 13 Bộ.

Thủ tướng do Tổng thống đề cử đứng ra thành lập Chính phủ (còn gọi là Nội các), được Quốc hội thông qua.

Thủ tướng Latvia hiện nay là ông Valdis Dombrovskis.

Chính sách đối ngoại

Trở thành thành viên của EUNATO là mục tiêu chính sách đối ngoại lớn của Latvia trong những năm 1990. Trong một cuộc trưng cầu toàn quốc vào ngày 20 tháng 9 năm 2003, trong số 100% cử tri tham gia bỏ phiếu, 66,9% cử tri Latvia ủng hộ gia nhập Liên minh châu Âu. Latvia trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 1 tháng 5 năm 2004. Latvia trở thành thành viên NATO kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2004.

Hiệp ước phân định biên giới với Nga đã được ký kết và phê chuẩn trong năm 2007. Theo hiệp ước, huyện Abrene thông qua Nga đàm phán về tranh chấp biên giới biển với Litva đang được tiến hành (các mối quan tâm chính là quyền thăm dò dầu khí).

Gần đây, Latvia cũng bắt đầu quan tâm đến hợp tác với các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đông Nam Á.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Latvia http://www.christiantoday.com/article/trust.in.rel... http://www.lonelyplanet.com/maps/europe/latvia/ http://www.mongabay.com/reference/country_studies/... http://www.nytimes.com/2016/01/05/opinion/whither-... http://ec.europa.eu/public_opinion/archives/ebs/eb... http://appsso.eurostat.ec.europa.eu/nui/show.do?da... http://www.europarl.europa.eu/sides/getDoc.do?pubR... http://www.csb.gov.lv/en/notikumi/number-populatio... http://www.csb.gov.lv/en/statistikas-temas/agricul... http://www.csb.gov.lv/en/statistikas-temas/forestr...